-
KỂ CHUYỆN NGÀY XƯA
Cao Bá Nghiệp: Nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của cố thi sĩ, nhà báo, nhà văn Thao Thao (Cao Bá Thao: 1909-1994) - Tôi xin kể cho bà con cô bác nội ngoại dòng họ Cao cùng quý vị & các bạn gần xa nghe tôi kể về những kỷ niệm xưa, về một thời không thể nào quên...
-
LỄ DÂNG HƯƠNG DANH NHÂN CAO BÁ QUÁT TẠI PHÚ THỊ, GIA LÂM, HÀ NỘI
Nằm trong chuỗi hoạt động của Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ III, Liên hoan thơ châu Á – Thái Bình Dương lần thứ II, sáng 06/03/2015, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ dâng hương danh nhân Cao Bá Quát tại xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ngài M. Salmawy, Tổng thư ký Hội Nhà văn Á – Phi, Chủ tịch Hội Nhà văn Ai Cập; nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, thuộc Bộ VHTT&DL; GS. TS Nguyễn Minh Thuyết,...
-
HUYỀN THOẠI VỀ CON ĐƯỜNG TƠ LỤA...
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra...Con đường tơ lụa (The Silk Road) là một tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử. Nhờ có con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực...
-
LÀNG PHÚ THỊ, LÀNG KHOA BẢNG
Trong hai thế kỷ XVII và XVIII, Phú Thị có trên ba trăm người đỗ từ cử nhân đến tiến sĩ. Dưới thời Lê trung hưng, trong giai đoạn từ năm 1735-1745, Phú Thị cùng lúc có bốn người làm Thượng thư trong triều (Nguyễn Huy Nhuận, Đoàn Bá Dung, Cao Dương Trạc và Trịnh Bá Tương)...
-
XÁC CHẾT TÂY TẠNG 600 NĂM KHÔNG PHÂN HỦY
Mặc dù đã trải qua 600 năm nằm trong hầm mộ, cùng với mấy chục năm lộ thiên, nhưng xác ướp vẫn còn rất tốt. Da khô lại, song vẫn giữ màu sắc tự nhiên. Xương cốt vẫn rất cứng. Thậm chí, tóc vẫn còn nguyên trên đầu. Răng, móng tay vẫn còn đủ. Một số lý giải ban đầu như sau: Vào những ngày cuối đời, vị thiền sư này đã ngồi kiết già, không ăn uống gì cả. Do đó, lượng mỡ được đốt sạch. Các bộ phận của cơ thể cũng được tiêu đi, co lại còn rất nhỏ. Khi cơ thể thiền sư khô đét lại thì hóa...
-
DÒNG HỌ MA CÓ TỪ THỜI VUA HÙNG
(Dân Việt) - Ông Ma Ngọc Bảo - Trưởng Ma tộc đời thứ 77 ở Phú Thọ khẳng định dòng họ mình là dòng họ duy nhất còn giữ được ngọc phả chứng minh cụ tổ đã sinh ra và có công giúp Hùng Vương dựng nước...“Đến năm 2015, nếu dòng họ Nguyễn và Cao không tìm được thấy ngọc phả, dòng họ Ma sẽ được ghi nhận là dòng họ lâu đời nhất ở Việt Nam”.
-
TIẾT LỘ GÂY SỐC VỀ HOA ĐÀ...
Hoa Đà qua đời cách nay gần 1.800 năm, mọi người đều ngưỡng mộ danh tiếng ông, cũng như không ai nghi ngờ ông không phải là người Trung Quốc...
-
VIẾNG ĐỀN CUÔNG, KHÔNG QUÊN NỖI ĐAU MẤT NƯỚC
Dựa trên các cứ liệu lịch sử, bài viết thể hiện những quan điểm và nỗi trăn trở của Thiếu tướng, PGS - TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược & Khoa học Bộ Công an.
-
CHÙA BÁO ÂN
Báo Ân Tự là tên chữ một ngôi chùa lớn thời Trần, nay chỉ mới khôi phục được một phần. Xếp hạng: Di tích lịch sử văn hóa (ngày 3-9-2003). Lễ hội hàng năm tổ chức vào ngày 14 tháng 4 âm lịch. Địa chỉ: thôn Quang Trung, xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội...
-
LÀNG QUỲNH ĐÔI, NGHỆ AN
Từ Thủ đô Hà Nội quốc lộ 1A xuôi về Nam khoảng 240 km đến gần một nơi gọi là Cầu Bèo (thuộc làng Bào Hậu, nay là xã Quỳnh Hậu) cách thị trấn Cầu Giát gần 3 km, khách sẽ thấy bên đường có một tấm biển có mũi tên chỉ ghi: ”Nhà bia tưởng niệm nữ sĩ Hồ Xuân Hương 3 km”...
-
HỒ TÂY : TRUYỀN THUYẾT VÀ HUYỀN THOẠI
Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.
-
HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG, TẦM NHÌN THỜI ĐẠI
Xuất thân anh hùng áo vải cờ đào, Hoàng đế Quang Trung đã làm được điều mà rất ít những hào kiệt trong sử sách nước ta làm được. Đánh bại chúa Nguyễn, đập tan chúa Trịnh, đại phá quân Thanh. Nhưng, quan trọng hơn cả chính là tầm nhìn mang tính thời đại của Hoàng đế Quang Trung trong chính sách đối phó với lân bang, cụ thể là nhà Thanh của Trung Quốc...
-
LẦN ĐẦU TIÊN VIỆT NAM XÂY DỰNG THÀNH CÔNG HỆ GIEN NGƯỜI VIỆT
TS. Lê Sỹ Vinh, giảng viên Trường ĐH Công nghệ, Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu trọng điểm về Tin – Sinh – Dược của ĐHQG Hà Nội cho biết, nhóm đã có kết quả đầu tiên về việc nghiên cứu xây dựng và phân tích hệ gene người Việt, bắt đầu từ tiếp cận của kỹ thuật tính toán tin - sinh. Nhóm đã nhận được dữ liệu hệ gene của một cá thể người Việt vào cuối năm 2013. Dữ liệu này bao gồm hơn 108 tỉ nucleotide...
-
VỀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM & ĐỊA ĐÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CỦA OPPENHEIMER
Trong báo Thế Kỷ 21 (số tháng 12 năm 2001, nam California, USA) ông Nguyễn văn Tuấn có đặt lại vấn đề nguồn gốc (Tàu) của dân tộc và văn minh Việt Nam sau khi ông đọc cuốn "Địa đàng ở phương Đông" của Stephen Oppenheimer. Với nhiều điểm mới dựa trên sự tổng hợp tài liệu nhiều ngành (khảo cổ học, ngữ học, di truyền học, dân tộc học) và kết quả nghiên cứu của chính Oppenheimer,...
-
LỊCH SỬ THUYỀN BÈ VIỆT NAM
Người khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của dân ta quá thấp kém. Thí-dụ như trong cuốn sách “Tổ Quốc Ăn Năn”, tác-giả Nguyễn Gia Kiểng đã nhận-xét như sau:"…chúng ta có lẽ là nền văn minh phù sa muộn nhất… dấu ấn của nền văn minh phù sa: cần cù, nhẫn nại, nhưng thủ cựu, thiếu sáng kiến và thiếu óc mạo hiểm...
Chi tiết
GIÁO SƯ-VÕ SƯ NGÔ XUÂN BÍNH
Đăng lúc: 2014-11-21 14:21:15 - Đã xem: 2340
Giáo sư – Võ sư Ngô
Xuân Bính:
“Nho nhã mà vẫn kỷ cương, uy vũ vẫn dư bình đẳng”
Trong ông hội tụ sự tài hoa, tinh tế của một nhà thơ, hoạ sĩ, võ sư... và sâu nặng là tấm lòng của một người Việt dành trọn tâm huyết truyền bá võ cổ truyền Nhất Nam đến với bạn bè quốc tế, ông đang góp phần làm toả sáng võ cổ truyền Việt Nam tại Nga, Belarus, Litva... và tiến tới thành lập Liên đoàn võ thuật Nhất Nam quốc tế.
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống luyện võ ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), nên từ nhỏ Ngô Xuân Bính đã sớm được bố và các võ sư vùng Thanh Hoá - Nghệ An truyền thụ cho võ công.
Thời là sinh viên Đại học Mỹ
thuật Hà Nội, ông đã mang theo những đường quyền, ngọn cước truyền lại cho
các bạn học và tạo thành một phong trào luyện tập võ thuật để nâng
cao sức khoẻ trong trường đại học. Ra trường, ông vẫn đam mê nghiên cứu và
luyện tập võ nghệ. Sau nhiều năm khổ luyện, ông đã kế thừa và tâm huyết với môn
võ cổ truyền.
Ngày 23/10/1983, phái võ có
cái tên rất lạ Nhất Nam ra mắt làng võ Hà Nội. Nhất Nam xuất
phát trước hết từ đặc điểm người Việt có tầm vóc nhỏ bé, do đó phương châm
của nó là né tránh, đánh nhanh, ra đòn chính xác, đúng chỗ hiểm,
với hiệu quả cao.
Từ đó cho đến năm 1990, phái võ Nhất
Nam của võ sư Ngô Xuân Bính đã phát triển nhanh tại Hà Nội và
các tỉnh phía Bắc. Phái võ đã thu hút đông đảo thanh thiếu niên tham
gia, nhiều thế hệ học trò xuất sắc đã kế tục sứ mệnh của võ sư, đưa
môn phái phát triển ở khắp các nơi.
Năm 1992 là năm bước ngoặt
trong nghiệp võ thuật của võ sư Ngô Xuân Bính. Từ lời mời của Liên
đoàn võ Wushu và các môn võ Việt Nam thuộc nước Cộng hoà Belarus
(Liên Xô cũ), ông đã sang và tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo về
võ Nhất Nam. Truyền dạy cho nhiều huấn luyện viên, võ sinh từ
hơn 40 thành phố thuộc Liên Xô cũ. Những học trò của môn phái
Nhất Nam đã tập hợp thành các tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau như:
Câu lạc bộ thành phố, vùng, liên đoàn quốc gia tại Nga, Belarus,
Litva...
Võ sư Ngô Xuân Bính cho biết: "Ở
Matxcơva và một số thành phố khác của Nga, võ Nhất Nam đã trở thành
một phần trong cuộc sống của một bộ phận dân cư nơi đây. Các Câu lạc bộ
(CLB) võ Nhất Nam luôn quy tụ nhiều người dân thuộc mọi lứa
tuổi, nghề nghiệp khác nhau đến tập luyện. Họ yêu thích võ Nhất Nam vì
nhận thấy môn võ này không chỉ giúp họ trở nên can đảm mà còn giúp tăng cường
thể lực, cảm thấy tự tin, điềm tĩnh và hướng thiện hơn". Vận dụng điểm
mạnh này, phương pháp chữa bệnh bằng võ của võ sư Ngô Xuân Bính cũng
mang lại nhiều hiệu quả. Ông đã chữa bệnh cho hàng ngàn người dân
Nga, trong đó có cả những vị lãnh đạo cấp cao... với những bài võ và
châm cứu, bấm huyệt.
Gần 20 năm sống ở nước
ngoài, võ sư Ngô Xuân Bính với tư cách là Chủ tịch Liên đoàn võ
Nhất Nam đã đăng ký hoạt động chính thức ở Liên bang Nga,
Belarus, Litva, Ukraine... và đang xúc tiến thành lập Liên đoàn võ thuật
Nhất Nam quốc tế. Ở những quốc gia này người ta biết đến ông không
chỉ là một võ sư, mà còn là một nhà văn hoá. Hiện ông là giảng viên triết
học phương Đông tại một trường đại học ở Nga, đồng thời nổi
tiếng với việc chữa bệnh bằng y võ và viết nhiều tác phẩm về thuật châm
cứu, bấm huyệt...
Tháng 10/2008, tại Văn Miếu - Quốc
Tử Giám (Hà Nội), võ sư Ngô Xuân Bính đã tổ chức một cuộc Hội thảo chuyên đề
mang tên “Nhất Nam - võ thuật của người Việt” nhân dịp 25 năm võ phái
này hình thành và phát triển. Hội thảo quy tụ hơn 1000 môn sinh đến từ 4 võ
đường lớn của võ phái Nhất Nam trên địa bàn Hà Nội. Sắp
tới Võ sư Ngô Xuân Bính sẽ tiến hành vận động thành lập Liên đoàn võ
Nhất Nam tại Việt Nam để từ đó tạo đà cho việc quảng bá rộng
trên thế giới.
CBN sưu tầm & giới thiệu
video tham khảo
Tin cùng loại :
- » TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN VỪA PHÁT HIỆN Ở TIMOR LESTE
- » BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG CAO TIẾN PHIẾM NHÂN DỊP ĐẦU XUÂN NHÂM THÌN 2012
- » THÔNG TIN KẾT NỐI CHI HỌ CAO
- » DỊCH VỤ CỖ CÚNG ONLINE TÍNH BẰNG USD DỊP LỄ VU LAN
- » GIA BÌNH: CHUẨN BỊ CHO LỄ HỘI CAO LỖ VƯƠNG
Video họ cao
Tin xem nhiều
- NHỮNG VỊ THÀNH HOÀNG - NGƯỜI HỌ ĐÀO TẠI THĂNG LONG-HÀ NỘI
- TIỂU SỬ CAO BÁ QUÁT - NHỮNG SAI SÓT CẦN ĐÍNH CHÍNH
- CỔ LOA – TÒA THÀNH CỔ CÓ MỘT KHÔNG HAI
- THÔNG TIN VỀ CUỐN SÁCH “NGƯỜI LÀNG SỦI KỂ CHUYỆN CAO BÁ QUÁT”
- CÂY CAU ĂN TRẦU VỪA LÀM CÂY CẢNH VỪA LÀM THUỐC
- CỔ VẬT ĐỒ ĐỒNG VÀ LỊCH SỬ ĐÔNG DƯƠNG
- NGUỒN GỐC DÒNG HỌ ĐINH LY KỲ NHƯ TRUYỀN THUYẾT
- PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN