-
LỄ HỘI CAO LỖ VƯƠNG - CHƯƠNG TRÌNH LỄ DÂNG HƯƠNG KHAI MẠC
Được tin trưa nay, 13/4/2013 ông Cao Bá Nghiệp ở TPHCM nhận được thư Chuyển Phát Nhanh do Trung tâm Nghiên cứu Thị trường và Phát triển (ở Hà Nội) gửi (dấu bưu điện ghi ngày gửi là 11/4/2013). Dưới đây là nôi dung chính thức của Lễ hội Cao Lỗ Vương năm 2013 sẽ được tổ chức tại Gia Bình, Bắc Ninh:...
-
CỔ LOA: MỘT KHÔNG GIAN LỊCH SỬ - VĂN HÓA
...Cổ Loa - địa danh thân thuộc với bất kỳ người Việt Nam nào, ngay từ khi còn là trẻ nhỏ mới đến trường với bài học đầu tiên về lịch sử dân tộc. Cổ Loa nay là một xã thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Nhưng Cổ Loa được biết đến trước hết bởi đó là kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương với toà Thành ốc nổi tiếng...
-
HƠN 5000 BỆNH NHÂN KHỎI BỆNH ĐAU LƯNG TỪ THẢO DƯỢC
Bệnh đau thắt lưng đã và đang là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Thành công trong việc chữa dứt điểm bệnh đau lưng là tin vui của nhiều người bệnh. Tuy nhiên để hiểu rõ về bài thuốc chữa bệnh đau lưng hiệu quả, chúng ta phải biết bệnh đau lưng khởi nguồn từ đâu?...
-
PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA VIỆT NAM
...Các gia đình Việt Nam thường có bàn thờ tổ tiên, to hay nhỏ tùy hoàn cảnh từng nhà nhưng cần đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, có bày bát hương, lọ hoa để cúng bái những ngày giỗ Tết. Những nhà có điều kiện rộng rãi thì thường bố trí bàn thờ tổ tiên ở nơi đẹp đẽ nhất. Trên bàn thờ đặt ba bát hương, hai lọ hoa, những tấm ảnh của những người thân đã mất, hai cái đĩa đẹp để bày đồ cúng, một chai rượu, bộ ấm chén v..v...
-
Việt Nam khai quốc: các lạc hầu (Chương I, Phần 1)
Những truyền thống thuở sơ khai của Việt Nam, như đã được kể lại trong cuốn "Lĩnh Nam Chích Quái," một cuốn sách sưu tầm những truyền thuyết được viết vào thế kỷ 15, đều có nói đến các vua Hùng cai trị nước Văn Lang. Các vua Hùng được cho là thuộc dòng dõi Lạc Long Quân–một anh hùng từ quê hương của mình ở biển khơi đến đồng bằng sông Hồng–nơi ngày nay là Bắc Việt Nam...
-
OBAMA, GIÁ TRỊ MỸ & CHUYỆN “GIÁ TRỊ GIẢ”
Nước Việt sẽ hội nhập thế nào, ngay cả khi cơ hội lớn, thông qua sự kiện vị TT Mỹ Obama sang thăm VN với nhiều thông điệp lớn, được mở ra? Một sự kiện lớn nhất tuần qua, cũng có thể coi là sự kiện đối ngoại lớn nhất năm 2016 vừa diễn ra đã khiến cho trái tim của hàng triệu người dân Việt như… tan chảy, như lời bình của ai đó trên trang mạng XH...
-
VIỆT TỘC CÓ CHỮ VIẾT KHÔNG?
Con người phát triển trước tiên là tiếng nói, để thông hiểu nhau trong đời sống hằng ngày, trao đổi với nhau tư tưởng, để xây dựng xã hội tiến bộ và một nền văn minh tốt đẹp cho ngày mai. Khi loài người đã tiến đến một trình độ khá cao, con người phát minh ra chữ viết, để ghi lại tư tưởng và quan niệm cho con cháu hậu thế...
-
CAO TỘC PHẢ BẠ
Dưới đây là 16 trang cuốn CAO TỘC PHẢ BẠ của chi họ Cao ở xã Thanh Hà, Hải Dương. Bản chép tay chữ Nho kèm mỗi dòng là chữ Việt. Trong chuyến đi cùng cháu Cao Ngọc Tùng về thăm gia đình ông Cao Văn Duân ở xã Thanh Hà, Hải Dương, tôi được gia đình ông Duân cung cấp cho bản ghi chép CAO TỘC PHẢ BẠ này...
-
MẠC ĐĨNH CHI, VÀI TRUYỀN THUYẾT
Mạc Đĩnh Chi (1286-1350)(1) tự là Tiết Phu, người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Duơng, nổi tiếng học vấn uyên thâm, có tài ứng đối mẫn tiệp nhưng người thấp bé, hình dung xấu xí. Ông đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304) thời Trần Anh Tông, khi chưa đầy 20 tuổi. Thời xưa người được chấm đỗ thi Đình có khi còn phải vào yết kiến để vua xét dung mạo rồi mới quyết định cho đỗ hẳn hay không...
-
VIỆT NAM LÀ CÁI NÔI CỦA TRỐNG ĐỒNG
GS Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện phó Viện Khảo cổ về nguồn gốc của trống đồng cổ có hàng chục năm nghiên cứu về các loại trống đồng, điều ông quan tâm nhiều nhất là chiều chuyển động của hoa văn trên trống đồng cổ...
-
DU HÀNH XUYÊN QUÁ KHỨ
Nhà khoa học S. Hawking tác giả cuốn Lược sử thời gian nổi tiếng đã từng nghĩ đến một cuộc du hành xuyên thời gian qua những vết nứt thời gian giống như lỗ sâu, lần về tận thời tiền sử của trái đất và đứng trước những con khủng long. Chúng tôi đọc lý thuyết đó với thái độ “kính trọng từ xa”. Có ai ngờ rằng, trong khi kể chuyện về nhà thơ Cao Bá Quát, người quê Sủi chúng tôi, thì chính chúng tôi cũng trải qua một cuộc du hành gần suốt thế kỷ 19 cùng với nhà thơ, chỉ khác là du hành bằng chữ nghĩa và thơ ca...
-
NHIỀU BẰNG CHỨNG GIÁ TRỊ KHẲNG ĐỊNH HOÀNG SA-TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
Nằm trong chương trình sưu tầm các bằng chứng pháp lý về chủ quyền biển đảo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức công bố bộ 6 tập Atlas Thế giới do nhà địa lý học Philippe Vandermaelen (Vương quốc Bỉ) vẽ cách đây gần 200 năm...
-
ĐÊM TÔN VINH CA TRÙ VỚI NGHỆ NHÂN KIM ĐỨC
Ngày 13/6 vừa qua tại Trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội. Nghệ nhân ca trù Phó Thị Kim Đức đã cùng các truyền nhân của mình trình diễn đêm "Ca trù đàn hát khuôn". Ở tuổi 82, nghệ nhân Phó Thị Kim Đức vẫn là mẫu mực của thể loại âm nhạc dân gian này. Bà là một bậc thầy lớn của cổ nhạc Việt Nam...
-
CHÙA BÀ ĐANH (HÀ NỘI)
Chùa và Tu Viện Châu Lâm dành cho người Chăm đã được xây dựng hơn 1000 năm, lại phải trải qua nhiều lần di chuyển, thay đổi. Vì thế, tại vị trí của chùa, những hiện vật nào chứng tỏ dấu ấn của người Chăm là rất mơ hồ...
-
CỘI NGUỒN VĂN LANG VÀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN
...Trong cuốn sách đầu tiên của tôi: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", tôi đã đặt giả thuyết cho rằng: Cội nguồn lịch sử của người Nhật là một bộ phận của tộc người trên đất Văn Lang xưa đã di cư sang đảo Phù Tang. Một trong những cơ sở của giả thuyết này là sự hiện diện của bài tổ tôm trong nền văn hóa Việt...
Phú Thị - Làng cổ, làng khoa bảng
Vai trò tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào?
Việt Nam khai quốc: các lạc hầu (Chương I, Phần 1)
VÀI NÉT VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỌC VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ
Văn minh cổ và nguồn gốc dân tộc Việt Nam
VỀ CUỐN GIA PHẢ DÒNG HỌ CAO Ở PHÚ THỊ, GIA LÂM, HÀ NỘI
CẦN HIỂU VÀ Ý THỨC THẾ NÀO KHI TRẨY HỘI GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG?
HỒ TÂY : TRUYỀN THUYẾT VÀ HUYỀN THOẠI
Phát hiện con đường cổ nhất thế giới tại Hòa Bình
Số phận thăng trầm của nước Việt (Trung Quốc)
Chi tiết
HÀ VĂN THÙY NÓI VỀ CUỐN "BÁCH VIỆT TIÊN HIỀN CHÍ"
Đăng lúc: 2014-03-06 09:52:48 - Đã xem: 2664

Năm 1772 vua Càn Long nhà Thanh cho mở Tứ khố toàn thư thì Bách Việt
tiên hiền chí được tìm thấy không còn trọn vẹn, nhiều đoạn, nhiều chữ bị
hư nát.
Năm 1831, nhà sách Văn Tự Hoan Ngu Thất khắc in nguyên văn, còn sót lại gồm 103 vị tiên hiền.
Năm Trung Hoa Dân quốc thứ 26 (1936) Thương Vụ Ấn Thư Quán Thượng Hải in
lại bản của Văn Tự Hoan Ngu Thất. Năm 2006, Giáo sư Trần Lam Giang dịch
sang tiếng Việt và được Trung tâm nghiên cứu văn hóa Việt Nam xuất bản
tại California, Hoa Kỳ. Sách dầy 610 trang, khổ 13x20,5. Theo quan niệm
truyền thống, được định hình trong Từ Hải thì: “Bách Việt, tên của
chủng tộc, cũng viết là... Theo sách Thông khảo dư địa khảo cổ Nam Việt:
từ Ngũ Lĩnh về phía Nam, cùng thời với Đường, Ngu, Tam Đại, là nước của
Man Di, ấy là đất của Bách Việt.”
Nhưng ngày nay, với những khám phá mới về nhân học, lịch sử, ta biết
rằng, từ hàng vạn năm, trước khi người Hoa Hạ ra đời, toàn bộ đất Trung
Hoa là giang sơn của tộc Việt. Người Việt từ Việt Nam đi lên, đã xây dựng ở
đây nền văn minh nông nghiệp lúa nước sớm và phát triển nhất hành tinh.
Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ từ Tây Bắc vượt Hoàng Hà, xâm lăng
đất của người Việt. Tại trung Nguyên, người Mông Cổ hòa huyết với người
Việt sinh ra người Hoa Hạ. Với thời gian, người Hoa Hạ dựa trên nhân tài
vật lực và văn hóa của tộc Việt, xây dựng các quốc gia Trung Hoa. Cho
tới thế kỷ III TCN, xung quanh vương triều Chu của Trung Quốc, vẫn là
những quốc gia hùng mạnh của tộc Việt, như: Ba, Thục phía Tây; Ngô, Sở phía
Đông; Văn Lang phía Nam.
Khi tiêu diệt Ba, Thục và Sở, nhà Tần đã sáp nhập toàn bộ đất đai, con người và văn hóa các quốc gia Việt vào đế quốc Tần.
Nổi lên chống nhà Tần là Hạng Võ và Lưu Bang đều là người Việt. Khi
chiến thắng, Lưu Bang lấy tên tộc Hán của mình đặt tên cho vương triều.
Đến thời nhà Nguyên, người Trung Hoa được gọi là người Hán. Nhưng thực
chất, đó là người Việt, bởi lẽ Hán, Hàn, Hon, Hòn là cách đọc khác nhau
(phương ngữ) của cùng một chữ 漢
(một trong rất nhiều chữ Việt) được dùng để gọi những nhóm Việt thuộc
chủng Mongoloid phương Nam, sống rải rác trên địa vực xưa của nước Sở.
Nói cho cùng, lịch sử của một quốc gia chính là lịch sử của những cộng
đồng dân cư chủ đạo tạo nên quốc gia đó. Như vậy, lịch sử Trung Hoa
chính là lịch sử của tộc Việt đã và đang sống trên đất Trung Hoa.
Với cái nhìn như thế về lịch sử, ta tiếp cận Bách Việt tiên hiền chí trong ánh sáng mới.
Không chỉ 103 vị có tên trong sách mà nhìn xa hơn, từ Phục Hy, Thần
Nông, Nữ Oa tới Nghiêu, Thuấn, Vũ, Chu công, Khổng Tử… chính là những
tiên hiền người Việt! Tiếp đó là những anh hùng hào kiệt như Phù Sai,
Câu Tiễn…
Nếu được công bố sớm hơn, sách này sẽ có giá trị của ngọn đuốc xua bớt
sự u minh của lịch sử, giúp người Việt tìm về nguồn cội. Nay, dù hơn bao giờ
hết, lịch sử được khám phá, trở nên minh bạch thì với tư cách một tác
phẩm lịch sử chân thực, giầu chất văn học, Bách Việt tiên hiền chí vẫn
còn nguyên giá trị.
Có thể bạn đọc sẽ thằc mắc, vì sao những tên tuổi lẫy lừng như Phù Sai,
Câu Tiễn, Hạng Võ, Lưu Bang, Tiêu Hà, Hàn Tín, Tào Tham, Anh Bố, Văn
Ông, Thiệu Bình… không có trong sách? Nhưng đọc xong rồi, ta hiểu thâm ý
của tác giả. Đây không phải công trình thống kê danh nhân mà là tấm bia
vinh danh người hiền có cơ bị khuất lấp.
Có ba dạng người hiền được tôn vinh. Đó là những bậc kinh bang tế thế
như Văn Chủng, Kế Nghê, Phạm Lãi phò Việt vương Câu Tiễn. Như Công Sư
Ngung giúp vua Việt chấn hưng miền Giao Quảng, Nghiêm Trợ giúp Hán Vũ
đế.
Dạng thứ hai là những người có những sáng tạo kiệt xuất như Âu Dã Tử rèn
kiếm, Trần Âm đưa nghề bắn cung trở thành điêu luyện, Thái Luân chế
giấy, triết gia Vương Sung làm sách Luận Hành hơn hai mươi vạn chữ, được
thức giả đời sau theo học. Sử Lộc đào kênh cho thuyền lương dễ dàng tiến xuống phía
nam. Tại những đoạn sông quá dốc, ông cho đắp đập để nước dâng lên giúp
thuyền đi lại thuận tiện, vừa giúp cho thủy lợi.
Dạng hiền thứ ba có lẽ đông đảo hơn, là những người trung hiếu tiết
nghĩa như Nghiêm Quang, bạn thời nhỏ của Quang Vũ. Khi Quang Vũ lên ngôi
thì thay tên đổi họ, đi ở ẩn. Hà Đan từ thiện, hiếu đễ yêu dân như con.
Trầm Phong làm thái thú, thượng tôn pháp luật, thận trong khi dụng hình.
Cố Phụng và Công Tôn Tùng biết trọng dụng người hiền, nức tiếng hiền
tài văn học. Như Trần Hiêu, láng giềng lấn đất, không tranh chấp đòi
lại. Khi láng giềng hổ thẹn, trả lại đất, Hiêu không nhận, dùng đất ấy
làm đường làng. Trịnh Hoành khi thầy học bị án oan, chết, vợ con bị giam
cầm tra tấn. Học trò và người thân xa lánh. Hoành gọt đầu như kẻ tử
tội, mang theo đao của người chịu chết chém đến cửa khuyết kêu oan cho
thầy. Nỗi oan sáng tỏ, Hoành tự để tang thầy rồi đưa gia quyến thầy về
quê nhà phụng dưỡng…
Rõ ràng là, cùng với tôn vinh những anh hùng hào kiệt làm nên lịch sử,
tác giả dành nhiều tâm huyết biểu dương những người hiền giữ đạo trung,
hiếu, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nét nhân bản tiêu biểu của văn hóa tộc
Việt.
Về nghệ thuật, Bách Việt tiên hiền chí đựơc viết dưới dạng sử truyện,
gần gũi phong cách của Sử ký, dưới mỗi truyện đều ghi rõ nguồn tham
khảo, đảm bảo sự xác tín. Với số lượng câu chữ ít nhất, tác giả tài tình
khắc họa những nét tiêu biểu nhất khiến nhân vật của ông in dậm dấu ấn
trong tâm trí người đọc. Nét đặc sắc nữa là tác giả dựng được nhiều câu
đối thoại sắc sảo không chỉ thể hiện được tính cách nhân vật mà còn làm
giầu thêm chất triết lý, khiến cho sách có được sức sống lâu bền. Sách
còn có những đoạn mô tả phải nói là tuyệt bút như đoạn Phong Hổ Tử nhận
xét về kiếm: “Nhìn vào lưỡi kiếm Long Uyên, cảm như đến bờ vực thẳm, lên
đỉnh núi cao. Nhìn vào lưỡi kiếm Thái A, lấp loáng rờn rợn, như sóng
gợn nước trôi. Nhìn vào văn kiếm Công Bố, từ mũi đến cán, đẹp như ngọc
báu mà không thể đeo, miên man như nước biếc, sóng lớp lăn tăn, triền
miên bất tuyệt.”
Giáo sư Trần Lam Giang hẳn phải bỏ ra nhiều tâm huyết và công sức để có
được bản dịch tín, đạt, nhã với thứ tiếng Việt chân phương, sáng rõ.
Không chỉ vậy, bản dịch còn sáng giá thêm nhờ sự chú giải công phu,
không những giúp người đọc hiểu rõ từng truyện mà còn có dịp học biết
sâu thêm lịch sử văn hóa của dòng Bách Việt.
Gấp sách lại, ấn tượng còn mang trong ta là lòng biết ơn các tiên
hiền và cảm thức tự hào về nguồn cội vẻ vang. Dù có buồn có tủi do những
gì không toại ý hôm nay, nhìn vào sách này, ta thấy ấm áp niềm tin với
những tia hy vọng, như châu về Hợp Phố, có ngày những giá trị tốt đẹp
xưa lại trở về với dân Việt!
Xin chân thành cảm ơn Gs Trần Lam Giang và Trung tâm nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
Hà Văn Thùy
Nguồn: http://www.anviettoancau.net
CBN sưu tầm & giới thiệu
Tin cùng loại :
- » THẦN TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠI GIA ĐÌNH HÙNG VƯƠNG
- » THÀNH CÔNG & LAN TỎA
- » GIẢI MÃ DỊCH LÍ & CHỮ VUÔNG...
- » DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ PHẢN ÁNH SỰ GIAO LƯU, TIẾP THU SÁNG TẠO...
- » Có tên Hoàng Sa, Trường Sa bằng tiếng Việt
Video họ cao
Tin xem nhiều
- NHỮNG VỊ THÀNH HOÀNG - NGƯỜI HỌ ĐÀO TẠI THĂNG LONG-HÀ NỘI
- TIỂU SỬ CAO BÁ QUÁT - NHỮNG SAI SÓT CẦN ĐÍNH CHÍNH
- CỔ LOA – TÒA THÀNH CỔ CÓ MỘT KHÔNG HAI
- THÔNG TIN VỀ CUỐN SÁCH “NGƯỜI LÀNG SỦI KỂ CHUYỆN CAO BÁ QUÁT”
- CÂY CAU ĂN TRẦU VỪA LÀM CÂY CẢNH VỪA LÀM THUỐC
- CỔ VẬT ĐỒ ĐỒNG VÀ LỊCH SỬ ĐÔNG DƯƠNG
- NGUỒN GỐC DÒNG HỌ ĐINH LY KỲ NHƯ TRUYỀN THUYẾT
- PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN